Hot News
Trang chủ / Tin tức / DVFU / Trò chơi trí tuệ “ Cái gì? Ở đâu? Khi nào?”

Trò chơi trí tuệ “ Cái gì? Ở đâu? Khi nào?”

Cuộc thi “Cái gì? ở đâu? Khi nào?” là giải đấu được tổ chức bởi hiệu trưởng Anisimov Nikita Yurievich. Lần đầu tiên diễn ra cuộc thi vào tháng 12/2018, tính đến thời điểm hiện tại giải đã được tổ chức lần thứ III. Không chỉ thu hút đông đảo nhiều sinh viên, mà cuộc thi còn đón nhận sự tham gia tích cực từ phía cán bộ, giảng viên, cựu sinh viên và các học sinh của trường.

Những đối tượng nào có thể tham gia cuộc thi “Cái gì? Ở đâu? Khi nào?”?

Để tham gia, bạn cần tập hợp một nhóm từ 2-6 người và chọn cách phân loại phù hợp, ban tổ chức đã phân loại ra như sau:

Nhóm gồm tất cả sinh viên và nhóm gồm sinh viên, nhân viên, cựu sinh viên và học sinh của FEFU.

Mỗi một năm giải đấu được tổ chức ở những địa điểm khác nhau, tùy thuộc vào số lượng người tham gia. Mặc dù năm 2021 bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng mùa giải thứ III vẫn thu hút được 44 đội chơi với số lượng thành viên khoảng hơn 200 người, được tổ chức tại tầng 4 tòa nhà A và tầng 11 tòa nhà A để tuân thủ chế độ khoảng cách trong thời gian đại dịch Covid-19.

Hình thức trò chơi “Cái gì? Ở đâu? Khi nào?”?

Cuộc thi sẽ có 45 câu hỏi chia thành 3 hiệp đấu, người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi thật chậm và rõ ràng chỉ một lần duy nhất. Mỗi câu hỏi người chơi sẽ có 1 phút để thảo luật sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, mỗi đội chơi sẽ viết đáp án vào một mẩu giấy nhỏ được chương trình cấp và đưa cao đáp án của mình lên, người của ban tổ chức sẽ đi đến và lấy mảnh giấy đó vào 10 giây cuối. Sau khi câu trả lời của mỗi đội được thu lại, ban tổ chức sẽ đọc đáp án của chương trình và giải thích tại sao. Mỗi đội sẽ có một tờ giấy nhỏ để đánh dấu những câu đội mình đúng hay chưa đúng, dựa vào đó có thể tự xem được kết quả.

Phạm vi kiến thức các câu hỏi của trò chơi “Cái gì? Ở đâu? Khi nào?” khá rộng, được lấy từ các lĩnh vực khác nhau như: địa lý, lịch sử, văn học, y học… Không chỉ dựa trên sự hiểu biết của người chơi, mà người chơi phải giải các câu hỏi kết hợp những câu đố, những sự việc xung quanh mình một cách nhanh và chính xác nhất, quan trọng hơn nữa là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm với nhau.

Khi tham gia cuộc thi này, sinh viên nước ngoài sẽ cải thiện được kỹ năng nghe, hiểu, phản xạ tiếng Nga nhanh hơn và tốt hơn, biết thêm nhiều kiến thức mới.

Theo chị Alexandra Kuznetsova-thành viên trong câu lạc bộ “Intellectual battles in FEFU” (Интеллектуальные бои в ДВФУ) cho biết: “Mục đích của những trò chơi trí tuệ này nhằm đào tạo những người chơi và chuẩn bị cho họ tham gia các cuộc thi nghiêm túc hơn. Không có lĩnh vực chuyên môn cố định vì các câu hỏi bao gồm các lĩnh vực khác nhau. Chính tại các cuộc thi này, bạn không chỉ tự hiểu rằng mình là người giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó trong độ tuổi nhất định hoặc nhóm bạn có thể tìm ra những người bạn mới cùng thích những trò chơi trí tuệ giống như mình. Không những vậy, bạn còn nhận được những giải thưởng đáng nhớ, cũng như một số cơ hội dành cho người chiến thắng để đi đến các giải vô địch lớn của Nga trong trò chơi trí tuệ. Như bạn có thể nhận thấy, bất chấp giai đoạn khó khăn của đại dịch, Open Cup đã thu hút sự quan tâm của một số lượng lớn các đội. Hy vọng trong thời gian tới số lượng sinh viên tham gia ngày càng đông và các bạn cũng quan tâm đến phong trào sinh viên nước ngoài.”

Dịch: Nguyễn Thị Thảo My

Bình luận qua Facebook

Về Nguyen Huu Thinh