Hot News
Trang chủ / Tin tức / DVFU / Cuộc thí nghiệm khí hậu mới của DVFU được trình bày tại Hội nghị Thế giới Liên Hợp Quốc.

Cuộc thí nghiệm khí hậu mới của DVFU được trình bày tại Hội nghị Thế giới Liên Hợp Quốc.

Biên dịch: Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Một thí nghiệm mới về khí hậu Viễn Đông thuộc đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (FEFU) đã được trình bày tại hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP-22) ở Ma-Rốc. Một nhóm các nhà nghiên cứu của trường FEFU dẫn đầu bởi  ông Nobel Laureate Riccardo Valentini, trrưởng đoàn thí nghiệm, tham gia hội nghị bàn tròn dành cho các nhà hợp tác Ý-Nga trong việc nghiên cứu biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu trường đại học bàn về mục tiêu và triển vọng hợp tác khoa học Quốc tế trong đợt thí nghiệm này.

Chương trình thí nghiệm về khí hậu Viễn Đông  được thành lập vào năm 2016 dưới sự lãnh đạo của nhà khoa học lỗi lạc người Ý  Riccardo Valentini trong khuôn khổ của chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh FEFU . Mục đích chính của nó là sự phát triển của môi trường hiện đại trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên cơ sở phân tích các mô hình biến đổi khí hậu toàn cầu và giám sát môi trường khu vực.

Bà Olga Nesterova, vụ trưởng vụ nghiên cứu khoa học về đất đai, trường Khoa học Tự nhiên thuộc trường FEFU và giáo sư Ivan Vasenev nói với các nhà nghiên cứu nước ngoài về những thách thức phải đối mặt với phòng thí nghiệm và cơ hội hợp tác.

“Chúng tôi trình bày nghiên cứu của trường FEFU đến các đồng nghiệp quốc tế nhằm thống nhất cho sự hợp tác quốc tế” Olga Nesterova nói. “Vị trí địa lý đặc biệt của chúng tôi cung cấp những cơ hội lớn cho nghiên cứu khoa học  và ở đây chúng ta có thể phát triển một thế hệ mới của các nhà môi trường để hiểu rằng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận  và ngăn chặn biến đổi khí hậu là việc làm vô cùng thiết thực  hiện nay. Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đã tìm ra vai trò của rừng trong việc giảm hiệu ứng nhà kính và phát triển công nghệ Cacbon thấp cho việc trồng các sản phẩm nông nghiệp.”

Người điều hành hội nghị ông Riccardo Valentini nhấn mạnh vị trí độc đáo giữa châu Âu và châu Á, cho phép các trường đại học trở thành trung tâm nghiên cứu và giáo dục tạo điều kiện cho các ý tưởng, sáng kiến mới trong sinh thái và quản ý môi trường.

“Tham gia vào Hội nghị cho thấy dự án của chúng tôi là rất có triển vọng. Dù nó chỉ mới bắt đầu, nhưng đã nhận được sự quan tâm đáng chú ý từ Quốc tế.” Bà Olga nói.

Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc là sự kiện chính trong sự phát triển của chính sách môi trường quốc tế. Ở đây tập hợp các chính trị gia, doanh nhân, tổ chức dân sự và các học giả để cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu về khí hậu. Hội nghị năm nay đã quy tụ khoảng 20000 người tham gia. Hội nghị trước đó đã tổ chức vào cuối năm 2015 tại Pháp và được đánh dấu bằng việc cam kết ở thủ đô Paris, mục đích của nó là để ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu hơn 2ºC  đến  năm 2100, để ngăn mức độ công nghiệp hóa và giữ cho nhiệt độ tăng  trong khoảng 1.5ºC.

Nguồn: dvfu.ru

Bình luận qua Facebook

Về thanhquan576